CHIA SẺ VỀ NGHIÊN CỨU Ổ CẮM WIFI
Smarthome thì thấy mọi người quan tâm nhất là ổ cắm, mua về xài hoặc tự chế thì rất nhiều, giá cũng đủ nhưng ngoài trừ thương hiệu thì
khi nói tốt thì chắc cũng nhiều người phân vân hoặc tin vào thương hiệu, thực chất thì tốt như thế nào Nifgo cũng muốn tìm hiểu, mổ xẻ ra sao.
Bản thân Nifgo muốn biết thế nào thì Nifgo phải xem linh kiện, đường mạch của mấy sản phẩm đó mới biết được.
Do đó Nifgo thử nghiên cứu ra một cái mạch theo FCC thử họ quy định cái gì. Nifgo có hỏi mấy ông bạn nước ngoài, hỏi thử họ quan niệm
về mấy mạch relay vỏ xanh thế nào, thì họ nói, không giỡn với bên bảo hiểm được, mấy cái ổ cắm chế bằng mấy loại relay đó
họ rất lo về vấn đề bảo hiểm cháy nổ nhà cửa, bên đó họ giàu nên nhà nó cũng mua cả bảo hiểm cháy nổ nhà, nên mấy cái ổ cắm relay vỏ xanh tự chế đó
không chơi được, thực thì Nifgo cũng từng thấy mấy cái relay đó cháy thủng khi dùng liên tục.
Thử phân tích cái mạch Nifgo nghiên cứu, xin chia sẻ kiến thức, Nifgo không giới thiệu buôn bán gì ở đây.
- Số 1: Nó là một cái tụ chống sét, dùng để bảo vệ chống quá áp. Điều kiện bình thường thì điện trở 2 chân tụ này rất cao,
khi sét đánh, điện áp dâng lên đột ngột điện trở tụ giảm còn xấp xỉ bằng 0, gây đoản mạch,cầu chỉ nổ giúp bảo vệ linh kiện phía sau.
- Số 2: Đây là cầu chì nhiệt, nghĩa là khi dùng cho các thiết bị điện trong nhà có công suất lớn, nhiệt độ của thiết bị đạt
ngưỡng giới hạn, lớp hạt dẫn nhiệt độ trong cầu chì bị chảy, lò xo giãn làm hai tiếp điểm trong cầu chì không tiếp xúc nhau dẫn đến ngắt mạch, các thiết bị phía sau
được bảo vệ nhiệt.
- Số 3: Relay,rất phổ biến, thị trường rất rẻ đầy đủ các loại, tuy nhiên rẻ nên chất lượng cùng hoạt động có hạn chế, trước đây Nifgo cũng định dùng nhưng nghiên
cứu kỹ thì không ổn nên chọn relay OMRON, đây là loại xịn, giá mắc gấp 5-6 lần nhưng chất lượng khỏi bàn.
- Số 4: Cầu chì bảo vệ chống quá dòng. Loại này thì tối thiểu phải có khi cần bảo vệ thiết bị điện, có nhiều loại bằng kính,sứ.Nhằm bảo vệ khỏi vỡ khi sử dụng
nên Nifgo bọc thêm vỏ bảo vệ, tha hồ rơi rớt.
- Số 5: Tụ lọc nhiễu nguồn, FCC yêu cầu rất cao về vấn đề chống nhiễu điện từ nên datasheet tham khảo hầu như đều bố trí tụ này, hầu hết các nguồn xung giá rẻ
đều bỏ đi linh kiện này, đó là lí do có những thiết bị mắc và rẻ.
- Số 6: Nguồn Hilink AC-DC, đây là linh kiện công nghiệp ổn định, kích thước phù hợp, có thông số datasheet rõ ràng.
- Số 7-8: Cuộn cảm và tụ lọc nguồn, như Nifgo đã nói ở trên, nguồn Hilink được đánh giá là ổn định nhưng Nifgo cần mổ ra xem thì mới biết được, tuy nhiên chưa mổ
được nên gắn thêm cuộn cảm và tụ lọc nguồn vào. Hầu hết các bộ nguồn công nghiệp đều có 2 linh kiện này, bộ lọc này giúp giảm gợn sóng giúp điện áp một chiều đầu
ra gần như là một đường thẳng.
- Số 9: Opto cách ly quang, Relay thì hầu như phải có thêm linh kiện này nhằm tách nguồn nuôi chip và nuôi relay ra, sở dĩ vậy là vì khi relay đóng ngắt nó sẽ phát sinh
dòng điện cảm ứng gây nhiễu nguồn nuôi chip, chip cháy là kết quả.
- Số 10: Diode bảo vệ transitor trong mạch, dùng để chống dòng điện cảm ứng sinh ra từ relay khi ngắt, làm hỏng transitor.Khi relay ngắt,
1 đầu relay có điện áp tăng vọt, diode sẽ dẫn dòng về nguồn, do đó mà điện áp bên đầu transistor sẽ không tăng đáng kể. Mấy mạch relay đóng ngắt mà không có
linh kiện số 9 và 10 thì xác xuất cháy chip và transistor là rất cao, mà cháy rồi thì đi mò lại rất mệt.
Trên đây là chia sẻ ngắn gọn giúp có góc nhìn đánh giá tốt hơn về cách các thiết bị được bố trí linh kiện, loại nào tốt loại nào rẻ và vì sao như vậy.
Chỉ là kinh nghiệm nhỏ, nếu mọi người thấy hay có thể giúp Nifgo tham gia một khảo sát chưa đến 3 phút nhận quà miễn phí trong link thể lệ chi tiết sau, vậy là đủ:
https://forms.gle/BxWqTTzsWvGCwzA37
Trân trọng cám ơn,
Nifgo Team,
Fanpage: https://www.facebook.com/nifgo.official
Email: info.nifgo@gmail.com
Hotline: 0337471274 (Mr.Tony)