Cảm biến mưa gồm 2 phần: mạch (ở bên trái) và cảm biến mưa (ở bên phải)
để phát hiện các giọt nước, như bạn có thể thấy trong hình sau:
Cảm biến mưa có tích hợp chiết áp để điều chỉnh độ nhạy của đầu ra kỹ thuật số (D0). Nó cũng có đèn LED báo điện nguồn và một đèn LED báo tín hiệu đầu ra kỹ thuật số.
Nguyên lý hoạt động?
Nói một cách đơn giản, điện trở của bảng thu thay đổi theo lượng nước trên bề mặt của nó.
Khi cảm biến:
- Ướt: điện trở tăng và điện áp đầu ra giảm
- Khô: điện trở thấp hơn và điện áp đầu ra cao hơn
Ví dụ: Cảm biến mưa với Arduino
Đây là một ví dụ đơn giản để cho bạn thấy cách bạn có thể sử dụng cảm biến mưa trong các dự án của mình với Arduino. Bạn sẽ đọc các giá trị cảm biến liên tục và in chúng trong Serial Monitor của Arduino IDE.
Trong ví dụ này, bạn sẽ cần các linh kiện sau:
Sơ đồ mạch
Chương trình ví dụ
int rainPin = A0;
int greenLED = 6;
int redLED = 7;
// Bạn có thể thay đổi độ nhạy của cảm biến dự vào giá trị này
int thresholdValue = 500;
void setup() {
pinMode(rainPin, INPUT);
pinMode(greenLED, OUTPUT);
pinMode(redLED, OUTPUT);
digitalWrite(greenLED, LOW);
digitalWrite(redLED, LOW);
Serial.begin(9600);
}
void loop() {
// đầu đầu vào ở chân A0:
int sensorValue = analogRead(rainPin);
Serial.print(sensorValue);
if (sensorValue < thresholdValue) {
Serial.println(" - Trời mưa");
digitalWrite(greenLED, LOW);
digitalWrite(redLED, HIGH);
} else {
Serial.println(" - Trời khô");
digitalWrite(greenLED, HIGH);
digitalWrite(redLED, LOW);
}
delay(500);
}
Tham khảo: http://randomnerdtutorials.com/