#mq-2 #cambiengas #rorigas
Hướng dẫn này chỉ ra cách xây dựng máy dò khói và sẽ phát ra tiếng bíp khi phát hiện khí dễ cháy hoặc khói. Cảm biến khói MQ-2 được hiển thị trong hình sau:
Cảm biến khói MQ-2 nhạy cảm với khói và các loại khí dễ cháy sau: LPG, butan, propan, metan, cồn và hydro. Điện trở trên cảm biến là khác nhau tùy thuộc vào loại khí. Cảm biến khói có chiết áp tích hợp cho phép bạn điều chỉnh ngưỡng đầu ra kỹ thuật số (D0) của cảm biến. Qúa ngưỡng này, đâu ra sẽ có giá trị CAO (HIGH).
Nguyên lý làm viêc·
Điện áp mà cảm biến xuất ra thay đổi theo mức khói / khí tồn tại trong khí quyển. Cảm biến xuất ra một điện áp tỷ lệ thuận với nồng độ khói / khí. Nói cách khác, mối quan hệ giữa điện áp và nồng độ khí là:
- Nồng độ khí càng lớn, điện áp đầu ra càng lớn
- Nồng độ khí càng thấp, điện áp đầu ra càng thấp
Đầu ra có 2 chân, một là tương tự là giá trị của cảm biến, một là kỹ thuật số đã được so ngưỡng qua chiết áp.
Cảm biến khí gas với Arduino
Trong ví dụ này, bạn sẽ đọc điện áp đầu ra kiểu tương tự của cảm biến. Khi khói đạt đến một mức nhất định, nó sẽ làm cho âm thanh phát ra và đèn LED màu đỏ sẽ bật. Khi điện áp đầu ra dưới mức đó, đèn LED màu xanh sẽ bật.
Chương trình
Bạn có thể đặt lại giá trị ngưỡng cho cảm biến: sensorThres
int redLed = 12;
int greenLed = 11;
int buzzer = 10;
int smokeA0 = A5;
//Giá trị ngưỡng
int sensorThres = 400;
void setup() {
pinMode(redLed, OUTPUT);
pinMode(greenLed, OUTPUT);
pinMode(buzzer, OUTPUT);
pinMode(smokeA0, INPUT);
Serial.begin(9600);
}
void loop() {
int analogSensor = analogRead(smokeA0);
Serial.print("Gia tri cam bien - A0: ");
Serial.println(analogSensor);
// Kiem tra nếu vượt quá trị ngưỡng sẽ đặt cảnh báo
if (analogSensor > sensorThres)
{
digitalWrite(redLed, HIGH);
digitalWrite(greenLed, LOW);
tone(buzzer, 1000, 200);
}
else
{
digitalWrite(redLed, LOW);
digitalWrite(greenLed, HIGH);
noTone(buzzer);
}
delay(100);
}