Bạn muốn tạo và sử dụng một nhóm các giá trị (được gọi là mảng). Mảng có thể đơn giản là list (danh sách) hoặc các mảng 2, 3 chiều. Bài này giúp bạn tạo mảng, lấy kích thước của mảng và truy cập các giá trị của nó.
Ở đây ta có vị dụ sau
[upl-image-preview url=https://making.vn/assets/files/2020-05-30/1590800527-620884-image.png]
Giờ ta sẽ lập trình để khi nhấn các nút nhấn thì các LED sẽ sáng. Lập trình theo kiểu tạo mảng sẽ nhanh hơn rất nhiều
Chương trình
/*
Ví dụ sử dụng mảng các đầu vào và mảng các đầu ra LED
*/
int inputPins[] = {2, 3, 4, 5}; // tạo mảng input
int ledPins[] = {10, 11, 12, 13}; // tạo mảng output LED
void setup()
{
for (int index = 0; index < 4; index++)
{
pinMode(ledPins[index], OUTPUT); // khai báo LED là Output
pinMode(inputPins[index], INPUT); // nút nhấn là Input
digitalWrite(inputPins[index], HIGH); // tạo giá trị High để cấp cho điện trở kéo.
}
}
void loop() {
for (int index = 0; index < 4; index++)
{
int val = digitalRead(inputPins[index]); // đọc lần lượng các giá trị đầu ra
if (val == LOW) // check if the switch is pressed
{
digitalWrite(ledPins[index], HIGH); // bật LED nếu nút đc nhấn
}
else
{
digitalWrite(ledPins[index], LOW); // tắt LED nếu k nhấn
}
}
}
Mảng là tập hợp các biến liên tiếp cùng kiểu. Mỗi biến trong mảng được gọi là một phần tử. Số phần tử được gọi là kích thước của mảng. Vị dụ trên sử dụng mảng trong mã Arduino để lưu trữ các chân và sử dụng vòng for để kiểm tra các chân tương ứng. Khi phát hiện được 1 chân input được nhấn, ta sẽ lấy được Index, Index là số thứ tự phần tử trong mảng tương ứng của đầu ra LED, vì vậy để bật led tương ứng ta chỉ cần lấy giá trị của mảng bằng cách gọi ledPins[index]
Ở đây 4 chính là số phần tử của mảng.