Trong Hướng dẫn này, bạn sẽ được học những điều cơ bản của vi điều khiển Arduino. Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu Arduino là gì. Sau đó, chúng ta tìm hiểu xem làm sao để chọn Board mạch Arduino đúng với yêu cầu của ứng dụng. Tiếp, tôi sẽ chỉ cho bạn làm sao để thiết lập phần mềm, nối chân và cuối cùng, tôi sẽ cung cấp một số ví dụ để bắt đầu.
Bài hướng dẫn này chúng ta cần phải có các loại Board Aruino, công USB Type A
Bước 1: Arduino là gì?
Arduino là nền tảng thiết bị điện tử mã nguồn mở có thể được sử dụng để dễ dàng giao tiếp với phần cứng và bộ cảm biến để mở rộng các khả năng của dự án của bạn. Arduino bắt đầu ở Ý vào năm 2005. Nó đã mở rộng không ngừng trong những năm qua, với nhiều nhà sản xuất và nhà phân phối trên toàn thế giới. Arduino cũng có Arduino IDE, phần mềm mà bạn sử dụng để viết chương trình, kết nối và lập trình cho Arduino.
Arduino là một công cụ dạy học tuyệt vời để tìm hiểu những điều cơ bản về lập trình và linh kiện điện tử. Có rất nhiều loại mạch, bộ công cụ và shield (shield là các module mở rộng để bổ sung tính năng cho Arduino,thường đi với các thư viện lập trình tương ứng) để giúp thực hiện được bất cứ dự án nào một cách dễ dàng.
Trang Web chính thức của Arduino
Các hướng dẫn lập trình cơ bản được đề xuất chính thức từ Arduino
Bước 2: Bạn nên sử dụng loại Board nào ?
Được phát triển trong nhiều năm nên có rất nhiều loại Board Arduino được đề xuất. Ta sẽ đi tìm hiểu các chức năng của Board này để làm sao lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu thiết kế của bạn.Tất cả các Board được thể hiện ở các hình trên, trên mỗi Board có in tên, bạn chú ý để khỏi nhầm lẫn.
Arduino Uno
- Đây là Board cơ bản nhất cho người mới bắt đầu. Giá của nó khoảng 200 nghìn, bạn có thể hỏi mua ở nhiều nơi. Bạn có thể mua online tại hshop hoặc bất kỳ đâu.Nó có 14 chân dữ liệu số, có thế cấu hình làm chân lấy tín hiệu vào hoặc xuất tín hiệu ra là tùy bạn. 6 chân tương tự đầu vào 5V, độ phân giải 1024 mức. Tốc độ 16MHz, điện áp vào từ 712V, chân số có thể cấp điện áp ra 5V và 1A, nếu bạn điều khiển chân số ra tiêu tốn quá 1A thì Board sẽ bị hỏng. Kích thước Board khoảng 5,5x7cm.
Arduino Micro
Board này có thiết kế nhỏ, dành cho các không gian lắp đặt nhỏ, nhẹ. kích thước khoảng 5x2cm. Board này giống với Arduino Uno. Có 20 chân số, trong đó có 7 chân có thể phát xung PWM. 12 chân tương tự.
Arduino Nano
Arduino Mega
- Có thiết kế hoạt động tương tự Arduino UNO, tuy nhiên có số lượng chân vào ra lớn với 54 chân Số (14 chân PWM), 16 chân tương tự và 4 cổng truyền nối tiếp (RS232) dễ dàng giao tiếp với các board, thiết bị khác. Kích thước 5x10cm.
Arduino Leonardo
Đây là board có thiết kế giống Arduino Micro, sự khác biệt lớn nhất giữa nó và các board khác là nó không có cổng USB dành cho việc lập trình. Mọi thứ được đặt trong 1 chip điều khiển, cho phép giao tiếp thông qua cổng COM ảo và cho phép nó giao tiếp với chuột và phím máy tính dễ dàng. Không giống như các Board khác, khi cổng nối tiếp mở thì nó sẽ không bị reset, để gỡ rối cho chương trình thì bạn cần giao tiếp qua lệnh Serial.prints() trong hàm Setup().
Arduino Due
Đây là Board có thiết kế lớn và xấu nhất trong tất cả các Board, nó hoạt động ở điện áp 3.3V. Các chân số có mức logic ở 3,3V nên khi giao tiếp bạn cần phải nâng áp để có thể giao tiếp bình thường. Gồm 54 chân số ( 12 chân tương tự). 4 cổng nối tiếp tương tự Arduino Mega. Nó chạy bộ xử lý 32bit, 84MHz. nó xử lý nhanh hơn gấp 5 lần so với các Board arduino khác. Xử lý chương trình nhanh hơn 10 lần. Vì vậy nó đọc các chân đầu vào và đáp ứng nhanh hơn.
Arduino Ethernet